Bài đăng Phổ biến

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Mâm cỗ ngày Tết

Gia đình nào ngày 30 cũng cúng tất niên, mời ông bà, cha mẹ tổ tiên về cùng ăn Tết. Mâm cỗ ngày Tết phản ánh nét văn hóa Á đông của người Việt Nam.
 
Do thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi miền trên đất nước ta khác nhau, nên mâm cỗ Tết của mỗi miền cũng có những đặc điểm riêng biệt, nhưng chung nhất vẫn có bánh chưng hay bánh tét.
 
Ở miền Bắc thì hầu hết là bánh chưng, vào miền Trung là vừa bánh chưng vừa bánh tét.
 
Đến miền Nam thì hầu hết là bánh tét. Ngoài bánh chưng, mỗi miền Tết đến đều có những loại bánh riêng như miền Bắc có bánh tẻ hay bánh răng bừa, miền Trung có bánh lá, miền Nam có bánh ít… Đó là chưa kể các loại mứt.

Giò, nem, ninh, mọc

Trong mâm cỗ ngày Tết thì 4 món giò, nem, ninh, mọc là không thể thiếu.

Mâm cỗ tết miền Bắc (Hà Nội)
Giò: Giò được làm từ nhiều các loại thịt khác nhau như heo, bò, gà… Mỗi gia đình tùy theo điều kiện có thể làm nhiều loại giò cùng lúc. Nhìn chung giò ở ba miền tương đối giống nhau về cách làm lẫn hương vị.
nhakhoavietgiao
Giò heo
Nem:
Mỗi miền có mỗi gia vị khác nhau đề cho vào nem, nếu miền Bắc làm nem chua, nem chạo, thì miền Trung và miền Nam khi làm nem thường thêm đường, tỏi, ớt để tăng vị chua cay ngọt.
nhakhoavietgiao
Nem chua

Ninh:

Món ăn này nấu theo kiểu hầm rất phong phú. Món chung cho cả ba miền là ninh măng nhưng ở miền Bắc dùng măng khô, miền Trung dùng măng khô ninh xương, còn miền Nam thì hay dùng măng tươi để ninh.

nhakhoavietgiao
Măng ninh xương

Mọc:
Dùng thịt nạc giã nhuyễn (giò sống) viên tròn trộn với bì lợn. Miền Bắc có món bóng, mực, vây thả, miền trung nấu mọc cùng với miến, miền Nam nấu khổ qua nhồi thịt.

nhakhoavietgiao
Mọc khổ qua nhồi thịt

Ngoài 4 món truyền thống, tùy theo mỗi gia đình và các địa phương thường có những món ăn khác nhau, rất phong phú. Miền Bắc có cá nướng, các loại cuộn như cuộn hành, cuốn bỗng, miền Trung có cuộn diếp, miền Nam có cuốn thịt heo luộc. Ngoài ra còn có các loại gỏi, như miền Bắc có gỏi rau cần giá, miền Trung có gỏi ngó sen, miền Nam có gỏi bao tử...

Mâm cỗ Tết tiêu biểu của 3 miền:


Mâm cỗ Tết miền Bắc (Hà Nội)


1. Bánh chưng.

2. Dưa hành.
3. Giò nạc, giò thủ.
4. Hành cuốn.
5. Nem.
6. Rau nộm.
7. Măng ninh lưỡi lợn.
8. Mọc nước.
Cơm 3 bát.

Mâm cỗ Tết của miền Trung (Huế)


1. Bánh chưng, bánh tét.

2. Dưa món củ kiệu.
3. Giò lụa.
4. Thịt đông.
5. Gỏi gà bóp rau răm.
6. Nem.
7. Măng ninh khô.
8. Canh miến.
9. Cá chiên hay ram.
Cơm 3 bát.

Mâm cỗ Tết của miền Nam (Sài Gòn)


1. Bánh tét.

2. Dưa giá củ kiệu.
3. Thịt heo luộc.
4. Thịt kho tàu.
5. Gỏi cuốn.
6. Nem.
7. Gỏi tôm thịt.
8. Măng tươi ninh.
9. Khổ qua nhồi thịt.
Cơm 3 chén.
 Theo TapChiLamDep.Com

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Những tai biến thường gặp trong chỉnh răng

Chỉnh răng là một chuyên ngành nhằm xắp xếp lại răng, hàm. Nó không những tạo điều kiện thuận lợi để có hàm răng đều đặn khoẻ mạnh mà còn tạo lại sự hài hoà cân xứng của khuôn mặt.
 

Tuy nhiên nếu chỉnh răng không đúng có thể gây rất nhiều các vấn đề không tốt cho hàm răng cũng như cho thẩm mỹ. Trong đó, một số các tai nạn thường gặp trong chỉnh răng có thể kể đến là:
Nhổ răng nanh vĩnh viễn
Răng nanh là một răng rất quan trọng đối với thẩm mỹ cũng như chức năng mà không có răng nào có thể thay thế được. Khi răng nanh mọc lệch ngoài cung thì cần phải được nắn chỉnh để đưa vào đúng vị trí.
 
Thế nhưng việc nắn chỉnh răng, sắp đều răng hai hàm cần phải có thời gian.
 
Một số trường hợp bệnh nhân yêu cầu nhổ răng khểnh hoặc nha sĩ chỉ định nhổ răng nanh mọc ngoài cung sẽ là sai lầm rất lớn làm ảnh hưởng đến nụ cười của bệnh nhân và có thể gây ảnh hưởng khớp cắn, khớp thái dương hàm sau này.
  
Chỉnh hình sai              
Chỉ định điều trị sai có thể làm ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ sau này cũng như không thể có một thẩm mỹ như mong muốn.
 

Môi được nâng đỡ bởi răng và xương. Khi nắn chỉnh răng làm cho răng di chuyển đến vị trí mới có thể kéo theo sự thay đổi của khuôn mặt.
 
Do vậy hàm răng đều đặn được gọi là lý tưởng nếu nó mang lại sự cân đối của phần mềm mà thể hiện chính là vẻ đẹp của khuôn mặt.

Tiêu xương ổ răng, chân răng 
Lực luôn được tạo ra trong quá trình nắn chỉnh răng để làm di chuyển răng, xương. Nếu dùng lực quá mạnh có thể làm tụt lợi tiêu xương ổ răng, tiêu chân răng dẫn tới giảm tuổi thọ răng.
   
Sai khớp cắn

Trên từng cung hàm, răng phải được xắp đều đặn nhưng nó phải có tương quan lồng múi tốt theo 3 chiều trong không gian hai hàm với nhau. Có như vậy bệnh nhân mới ăn nhai tốt.
 
Nếu sau điều trị chỉnh răng mà hai hàm răng không khít với nhau hay nói một cách khác, khớp cắn không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn nữa, nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống nhai, khớp thái dương và hàm gây đau đớn khó chịu sau này.

 
Mất răng
Một số trường hợp hiểu biết của nha sĩ kém, thậm trí các y tá trợ thủ không có chuyên môn cũng tham gia điều trị cho bệnh nhân. Sau một thời gian chỉnh răng, có thể làm cho răng lung lay và hậu quả là phải nhổ răng vĩnh viễn.
 
Nhu cầu chỉnh răng là chính đáng nhưng chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn cơ sở, bác sĩ chữa trị cho đảm bảo, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bởi đối với cơ thể con người nói chung và hàm răng nói riêng thì khó có thể làm lại được như ban đầu nếu bị điều trị sai.
(Theo Vietnamnet.vn)
Medelab