Nha Khoa Viet Giao - Răng - nướu đạt yêu cầu?
Trong môi trường miệng, răng và nướu có sự liên hệ gắn kết với nhau, tồn tại cùng nhau. Khi răng bị nhổ, nướu sẽ bị teo dần và nhỏ đi; ngược lại, khi nướu bị viêm thì răng sẽ bị lung lay và ảnh hưởng đến sức nhai.
Nha Khoa Việt Giao là Trung tâm Nha Khoa thẩm mỹ chuyên sâu về Răng sứ, Implant, Chỉnh nha - niềng răng, tẩy trắng răng.
Bài đăng Phổ biến
-
Theo một truyền thuyết, đây chính là hình ảnh một vị Giám mục ở một vùng tuyết phủ Á châu. Ông được phong thánh nhờ giàu lòng nhân từ. Đó ch...
-
Răng sứ là loại răng bao gồm 2 thành phần, phía sườn bên trong có thể là kim loại hoặc bằng sứ và phần men sứ phủ bên ngoài. Các kiểu răng ...
-
Tủy răng: Là thành phần chính nuôi thân răng, nằm trong cùng nhất của cấu trúc răng. Tủy răng bao gồm: - Mạch máu và dây thần ki...
-
Chỉnh răng là một chuyên ngành nhằm xắp xếp lại răng, hàm. Nó không những tạo điều kiện thuận lợi để có hàm răng đều đặn khoẻ mạnh mà còn tạ...
-
INVISALIGN TEEN là một phương pháp chỉnh nha mới không cần đeo mắc cài và không nhận thấy được. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất ...
-
Một số người thường có suy nghĩ là răng sữa không quan trọng vì nó cũng sẽ được thay thế nên không cần chăm sóc nó. Chúng ta nên biết...
-
Nha Khoa Việt - Giao là Trung tâm Nha Khoa thẩm mỹ chuyên sâu về Răng Sứ, Chỉnh nha, Implant, Tẩy trắng răng. Nha Khoa Việt - Giao đã...
-
Gia đình nào ngày 30 cũng cúng tất niên, mời ông bà, cha mẹ tổ tiên về cùng ăn Tết. Mâm cỗ ngày Tết phản ánh nét văn hóa Á đông của người Vi...
-
Khi có nhiều mảng bám tích tụ trên răng miệng hoặc bị viêm nướu bạn phải coi chừng vì những dấu hiệu này có liên quan với nhiều vấn đề sức...
-
Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng mong muốn mình sỡ hữu một hàm răng trắng đẹp. Đặc biệt là đối với hàm răng sẫm màu thì nhu c...
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011
Nha Khoa Viet Giao - Khi nào nên lấy cao răng?
Nha Khoa Viet Giao - Khi nào nên lấy cao răng?
Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.
Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.
Nha Khoa Viet Giao - 9 Lời khuyên làm đẹp răng
Nha Khoa Viet Giao - 9 Lời khuyên làm đẹp răng
Chỉ cần làm theo 9 lời khuyên dưới đây, để có một hàm răng khỏe, đẹp mà không phải tốn nhiều thời gian và chi phí.
Nha Khoa Viet Giao - Những thói quen gây tổn thương răng
Nha Khoa Viet Giao - Những thói quen gây tổn thương răng
Nghiến răng gây tổn thương ở răng và mô nha chu làm mòn răng. Tùy mức độ và thời gian nghiến răng, nhiều trường hợp có thể lộ tủy, nứt răng, gãy răng, răng lung lay do hệ thống nâng đỡ răng như xương ổ, dây chằng nha chu bị tổn thương.
Nghiến răng gây tổn thương ở răng và mô nha chu làm mòn răng. Tùy mức độ và thời gian nghiến răng, nhiều trường hợp có thể lộ tủy, nứt răng, gãy răng, răng lung lay do hệ thống nâng đỡ răng như xương ổ, dây chằng nha chu bị tổn thương.
Nha Khoa Viet Giao - 8 điều bạn nên hỏi bác sĩ trước khi niềng răng
Nha Khoa Viet Giao - 8 điều bạn nên hỏi bác sĩ trước khi niềng răng
Trước khi quyết định mang niềng răng, bạn hãy cẩn thận hỏi bác sĩ nha khoa những điều nên biết dưới đây nhé!
Trước khi quyết định mang niềng răng, bạn hãy cẩn thận hỏi bác sĩ nha khoa những điều nên biết dưới đây nhé!
Nha Khoa Viet Giao - Phục hình cho răng
Nha Khoa Viet Giao - Phục hình cho răng
Khi răng bị tổn thương vĩnh viễn, bạn buộc phải nghĩ đến việc phục hình (thường được gọi là “trồng” răng) để trả lại hàm răng nguyên vẹn.
Khi răng bị tổn thương vĩnh viễn, bạn buộc phải nghĩ đến việc phục hình (thường được gọi là “trồng” răng) để trả lại hàm răng nguyên vẹn.
Nha Khoa Viet Giao - Răng toàn sứ: không đổi màu, đẹp dài lâu
Nha Khoa Viet Giao - Răng toàn sứ: không đổi màu, đẹp dài lâu
Màu sắc trong đẹp tự nhiên, không đổi màu, không dị ứng, răng toàn sứ thế hệ mới ngày càng được ưa chuộng so với răng sứ kim loại thế hệ cũ.
Màu sắc trong đẹp tự nhiên, không đổi màu, không dị ứng, răng toàn sứ thế hệ mới ngày càng được ưa chuộng so với răng sứ kim loại thế hệ cũ.
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011
Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011
Răng sứ là gì?
Răng sứ là loại răng bao gồm 2 thành phần, phía sườn bên trong có thể là kim loại hoặc bằng sứ và phần men sứ phủ bên ngoài.
Các kiểu răng sứ:
Gồm có 3 kiểu răng: + Mão răng
+ Cầu răng
+ Veneer sứ
1. Mão răng:
Mão răng bao phủ và bọc lấy răng, đồng thời được gắn dính trên răng bởi xi măng gắn. Vì mão răng bao phủ toàn bộ bề mặt bên ngoài của răng, nên mão răng nếu thực hiện tốt, sẽ tạo nên hình dạng ngoài mới của răng.
Mão răng như một cách để tái tạo lại một răng bị sâu hay bị bể để răng có lại được hình dạng lúc đầu.
Mão răng cũng là cách để giúp răng chắc hơn và là một phương pháp cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ cho răng.
Mão răng có thể được làm bằng sứ, kim loại quý (vàng) hoặc kết hợp của hai loại trên, mão toàn sứ có thể cho màu sắc đẹp hơn, trong hơn và thẩm mỹ hơn.
2. Cầu răng:
2. Cầu răng:
Cầu răng được dùng để thay thế một hay nhiều răng thật bị mất, bằng cách bắc cầu giữa hai răng.
Cầu răng là một kiểu răng giả, gồm một nhịp cầu được nối với hai mão răng hai bên để thay thế răng mất. Hai mão trên hai răng trụ kế bên vùng mất răng được gắn dính và giữ chặt nhịp cầu trên các răng hai bên.
Cầu răng, tương tự mão răng, có thể được làm bằng sứ, kim loại quý (vàng), hoặc kết hợp của hai loại trên. Cầu răng sứ có thể được thực hiện trên các răng trước sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ cao, giống răng thật.
3. Veneer sứ:
Răng sứ Veneer hay phục hình răng sứ thẩm mỹ là giải pháp lý tưởng cho răng quá lớn, quá nhỏ, hoặc có bề mặt lỗ chỗ.
Giải pháp răng sứ Veneer sẽ giúp cho bạn có một nụ cười đẹp và bền lâu.
Thông thường người ta có những răng không được hoàn hảo lắm, hoặc là hình dạng răng không đẹp, răng bị mẻ, răng bị cong, răng với những hố nhỏ trên đó, hoặc là răng có kích thước khác thường.
Giải pháp Veneer sứ sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó và mang lại cho bạn một hàm răng khỏe, đẹp, tự tin.
Xem tiếp tại: http://www.nhakhoavietgiao.com.vn/list2.php?cid=63
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
Nội nha, lấy tủy răng.
Tủy răng: Là thành phần chính nuôi thân răng, nằm trong cùng nhất của cấu trúc răng.
Tủy răng bao gồm:
- Tủy buồng và tủy chân răng.
=>> Hệ thống này cung cấp dưỡng chất đầy đủ để nuôi tế bào răng.
Lời khuyên sau khi răng đã chữa tủy:
- Ngoài cùng là lớp men, tiếp theo lớp men là lớp ngà, ở giữa là tủy răng.
- Tủy răng gồm: mạch máu & thần kinh.
- Xung quang răng là hệ thống mô nha chu.
=>>Mô nha chu đóng vai trò chính là giữ răng chắc chắn trên cung hàm.
Do vậy: Khi răng đã lấy tủy không có nghĩa là răng đã chết, mà răng vẫn được giữ chắc trên cung hàm nhờ hệ thống nha chu bao bọc xung quanh răng.
Tuy nhiên, răng sau khi đã lấy tủy sẽ giòn hơn, dễ vỡ dưới lực nhai mạnh.
Đề nghị:
Những răng sau khi đã lấy tủy cần bọc mão, để tránh vỡ, đảm bảo sẽ chắc chắn và sử dụng tốt như răng thật.
Xem tiếp tại: http://www.nhakhoavietgiao.com.vn/list.php?cid=83
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011
Phương pháp chỉnh hình răng mới Invisalign teen ở trẻ em
INVISALIGN TEEN là một phương pháp chỉnh nha mới không cần đeo mắc cài và không nhận thấy được. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất trên thế giới hiện nay trong điều trị chỉnh hình răng mặt cho trẻ em. Invisalign teen ra đời đã đem lại thêm một lựa chọn mới cho trẻ.
Invisalign teen được chế tạo như thế nào?
Invisalign teen sử dụng những tiến bộ mới nhất của công nghệ vi tính 3-D được vi tính hóa tiên tiến nhất hiện nay, để thiết kế tạo những bộ khay phù hợp cho từng bệnh nhân và gần như không phát hiện được dựa theo những chỉ dẫn của bác sĩ Răng hàm mặt.
Trẻ sẽ mang từng bộ khay, mỗi khay mang trong khoảng 2 tuần, răng của trẻ sẽ được di chuyển từng milimét từ tuần này sang tuần kia cho đến khi đạt kết quả như mong muốn.
Trẻ sẽ mang từng bộ khay, mỗi khay mang trong khoảng 2 tuần, răng của trẻ sẽ được di chuyển từng milimét từ tuần này sang tuần kia cho đến khi đạt kết quả như mong muốn.
Ứng dụng công nghệ 3D mô phỏng trực quan quá trình di chuyển răng, dựng lại trục răng trong suốt quá trình chỉnh nha sẽ tạo ra những bộ khay trong suốt phù hợp với từng thời điểm của sự di chuyển của răng.
Invisalign teen có ưu điểm gì so với mang mắc cài truyền thống?
- Không thể nhận thấy được, vì không ai có thể biết được trẻ đang chỉnh răng. Phương pháp này giúp trẻ có nụ cười tự tin suốt thời gian điều trị.
- Trẻ có thể tháo khay ra được, vì thế, trẻ không cần kiêng những thức ăn, những món mà mình ưa thích trong quá trình điều trị.
- Vệ sinh răng miệng tốt hơn, trẻ giảm được nguy cơ sâu răng và viêm nướu vì trẻ không gặp phải khó khăn trở ngại gì khi chải răng và dùng chỉ nha khoa.
- Trẻ có cảm giác rất thoải mái, vì trong miệng hoàn toàn không có dây và mắc cài kim loại.
Tránh một số tình huống có thể xảy ra trong khi điều trị chỉnh nha với mắc cài như: gây đau, kích thích môi, má, lưỡi có thể làm xuất hiện một hoặc nhiều điểm lở loét ở niêm mạc môi, má, lưỡi, đặc biệt lúc trẻ ăn nhai.
Invisalign teen có nhược điểm gì ?
Giống như tất cả các khí cụ điều trị chỉnh nha, khay có thể tạm thời ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ. Tuy nhiên, khi lưỡi của trẻ đã quen với việc mang khay trong miệng, thì giọng nói của trẻ sẽ tự nhiên trở lại.
Trẻ thường có thể bị đau hoặc ê nhẹ trong vài ngày sau khi thay khay mới. Điều này là bình thường. Đó là dấu hiệu cho thấy các khay Invisalign có tác dụng, tiếp tục di chuyển răng của trẻ. Sự đau đớn này sẽ dần dần biến mất sau vài ngày.
Giống như tất cả các khí cụ điều trị chỉnh nha, khay có thể tạm thời ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ. Tuy nhiên, khi lưỡi của trẻ đã quen với việc mang khay trong miệng, thì giọng nói của trẻ sẽ tự nhiên trở lại.
Trẻ thường có thể bị đau hoặc ê nhẹ trong vài ngày sau khi thay khay mới. Điều này là bình thường. Đó là dấu hiệu cho thấy các khay Invisalign có tác dụng, tiếp tục di chuyển răng của trẻ. Sự đau đớn này sẽ dần dần biến mất sau vài ngày.
Cần sự tuân thủ hợp tác tốt của trẻ. Trẻ sẽ mang từng bộ khay trong khoảng 2 tuần. Invisalign teen chỉ có tác dụng khi trẻ mang khay. Vì thế, trẻ cần mang khay liên tục, cả ngày lẫn đêm, ngoại trừ khi ăn, chải răng và vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa.
Điều trị với Invisalign teen mất bao lâu?
Invisalign teen điều trị hiệu quả cho rất nhiều trường hợp răng bị chen chúc, răng thưa, hẹp cung hàm, tái phát sau chỉnh nha, hô răng trước và những điều trị có chừng mực.
Trẻ sẽ đến BS chỉnh nha để kiểm tra định kỳ thường khoảng 6 tuần 1 lần để bảo đảm việc điều trị đang tiến triển như hoạch định.
Tổng thời gian điều trị trung bình khoảng12 - 18 tháng và số lượng khay phải mang trung bình khoảng 18 – 30 khay.
Tuy nhiên, thời gian điều trị và số lượng khay thay đổi tùy vào độ khó của trường hợp. Chỉ BS chỉnh nha mới có thể xác định thời gian điều trị cần thiết cho từng trường hợp là bao lâu.
TS BS. NGUYỄN QUỐC DŨNG
Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011
Cao răng, viêm nướu và các bệnh mãn tính
Khi có nhiều mảng bám tích tụ trên răng miệng hoặc bị viêm nướu bạn phải coi chừng vì những dấu hiệu này có liên quan với nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, chứng mất trí...
Cao răng = Sức khỏe răng miệng kém
Mảng bám thường do các vi khuẩn hình thành và sống trên mô nướu răng, răng và thân răng. Nếu răng liên tục các hình thành các mảng bám khi ăn hoặc uống thực phẩm nhiều đường hoặc tinh bột thì đây là môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn.
Những mảng bám dính hình thành lâu sẽ phá hủy các men răng dẫn đến tình trạng sâu răng. Ngoài ra, các mảng bám tích tụ cũng có thể dẫn đến các bệnh về lợi - viêm nướu, sưng nướu răng, chảy máu chân răng.
Viêm nướu = nhiều bệnh nghiêm trọng khác
Đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy sự liên quan giữa các bệnh nha chu và một số bệnh khác như bệnh tim, tiểu đường, chứng mất trí, thấp khớp, viêm khớp, đẻ non…
Các bác sỹ nha khoa tin rằng vi khuẩn trong răng miệng có thể rời hệ mạch “chu du” tới các cơ quan trong cơ thể gây bệnh. Vì thế, khi bị viêm nướu, không đơn giản là bệnh răng miệng mà có thể là sự viêm nhiễm toàn thân.
Các bác sỹ nha khoa tin rằng vi khuẩn trong răng miệng có thể rời hệ mạch “chu du” tới các cơ quan trong cơ thể gây bệnh. Vì thế, khi bị viêm nướu, không đơn giản là bệnh răng miệng mà có thể là sự viêm nhiễm toàn thân.
Bệnh nướu răng = bệnh tim
Qua nhiều năm, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim. Những bệnh nhân mắc bệnh ở lợi có nhiều khả năng phải hứng chịu những cơn đau tim. Và không có gì ngạc nhiên nếu bác sỹ tim mạch hỏi một số câu hỏi liên quan đến bệnh nướu răng.
Do đó, cần thăm khám nha sỹ định kỳ, nắm rõ tiền sử bệnh tật gia đình để phòng ngừa bệnh từ xa.
Do đó, cần thăm khám nha sỹ định kỳ, nắm rõ tiền sử bệnh tật gia đình để phòng ngừa bệnh từ xa.
Bệnh ở lợi = bệnh tiểu đường
Nếu mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ bị viêm lợi rất cao do cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh nướu răng = chứng mất trí
Nếu tuổi trẻ mắc bệnh răng miệng, nguy cơ mất trí ở tuổi già là có thể.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu lợi với chứng mất trí nhớ nhẹ.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu lợi với chứng mất trí nhớ nhẹ.
Bệnh nướu lợi = viêm khớp dạng thấp
Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị bệnh nha chu.
Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người bị viêm khớp dạng thấp nặng với biểu hiện đau, sưng và cứng khớp vào buổi sáng sau khi điều trị bệnh nướu lợi, bệnh tình đã thuyên giảm hơn hẳn.
Bệnh nướu lợi = Đẻ non
Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh nha chu và sinh non cho thấy những thai phụ bị bệnh nướu lợi có nhiều khả năng bị sinh nở sớm hơn dự kiến.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu thai phụ điều trị khỏi bệnh răng miệng trước khi thai được 35 tuần tuổi sẽ ít có nguy cơ đẻ non hơn so với những thai phụ không được điều trị.
Lê Nhi
Theo WMD
Theo WMD
Ấm áp
Ấm áp không phải khi bạn đóng cửa và chui vào chăn, mà khi bạn mở toang cửa sổ, nhìn ra bên ngoài. Chắc chắn sẽ có điều thú vị sưởi ấm lòng bạn.
Ấm áp không phải khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người bạn thương yêu.
Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có ai đó khoác lên bạn một tấm áo.
Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len, mà là khi đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy.
Ấm áp không phải khi bạn nói "ấm quá", mà là khi có người thì thầm với bạn: "Có lạnh không?".
Ấm áp chưa hẳn là khi bạn ôm ai đó thật chặt, mà là khi ai đó khoác vai bạn thật khẽ (là người bố thân yêu của bạn chăng?!).
Ấm áp không phải là chỉ nhận về sự ấm áp, mà cả khi trao đến ai một điều ấm áp.
Và ấm áp là khi mùa xuân qua, cái nóng ùa về... Có một ai đó khẽ thì thầm vào tai bạn: "Chúc Ấy những ngày hè thật … hạnh phúc”
Ấm áp là thế đấy. Ấm áp đến với mỗi chúng ta từ những điều tưởng chừng đơn giản nhất.
Hãy thử một lần cảm nhận những ấm áp từ người khác dù ấm áp ấy đến trong giá lạnh, bạn cũng sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.
Hãy chân thành trao đến ai điều ấm áp, bạn cũng sẽ xứng đáng được nhận sự ấm áp cho mình. Và hãy biết trân trọng những điều đó nhé. Hãy để cuộc đời được ngập tràn ấm áp, yêu thương.
Sưu tầm
Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011
Mâm cỗ ngày Tết
Gia đình nào ngày 30 cũng cúng tất niên, mời ông bà, cha mẹ tổ tiên về cùng ăn Tết. Mâm cỗ ngày Tết phản ánh nét văn hóa Á đông của người Việt Nam.
Do thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi miền trên đất nước ta khác nhau, nên mâm cỗ Tết của mỗi miền cũng có những đặc điểm riêng biệt, nhưng chung nhất vẫn có bánh chưng hay bánh tét.
Ở miền Bắc thì hầu hết là bánh chưng, vào miền Trung là vừa bánh chưng vừa bánh tét.
Đến miền Nam thì hầu hết là bánh tét. Ngoài bánh chưng, mỗi miền Tết đến đều có những loại bánh riêng như miền Bắc có bánh tẻ hay bánh răng bừa, miền Trung có bánh lá, miền Nam có bánh ít… Đó là chưa kể các loại mứt.
Giò, nem, ninh, mọc
Trong mâm cỗ ngày Tết thì 4 món giò, nem, ninh, mọc là không thể thiếu.
Mâm cỗ tết miền Bắc (Hà Nội)
Giò: Giò được làm từ nhiều các loại thịt khác nhau như heo, bò, gà… Mỗi gia đình tùy theo điều kiện có thể làm nhiều loại giò cùng lúc. Nhìn chung giò ở ba miền tương đối giống nhau về cách làm lẫn hương vị.
Giò heo
Nem:
Mỗi miền có mỗi gia vị khác nhau đề cho vào nem, nếu miền Bắc làm nem chua, nem chạo, thì miền Trung và miền Nam khi làm nem thường thêm đường, tỏi, ớt để tăng vị chua cay ngọt.
Nem chua
Ninh:
Món ăn này nấu theo kiểu hầm rất phong phú. Món chung cho cả ba miền là ninh măng nhưng ở miền Bắc dùng măng khô, miền Trung dùng măng khô ninh xương, còn miền Nam thì hay dùng măng tươi để ninh.
Măng ninh xương
Mọc:
Dùng thịt nạc giã nhuyễn (giò sống) viên tròn trộn với bì lợn. Miền Bắc có món bóng, mực, vây thả, miền trung nấu mọc cùng với miến, miền Nam nấu khổ qua nhồi thịt.
Mọc khổ qua nhồi thịt
Ngoài 4 món truyền thống, tùy theo mỗi gia đình và các địa phương thường có những món ăn khác nhau, rất phong phú. Miền Bắc có cá nướng, các loại cuộn như cuộn hành, cuốn bỗng, miền Trung có cuộn diếp, miền Nam có cuốn thịt heo luộc. Ngoài ra còn có các loại gỏi, như miền Bắc có gỏi rau cần giá, miền Trung có gỏi ngó sen, miền Nam có gỏi bao tử...
Mâm cỗ Tết tiêu biểu của 3 miền:
Mâm cỗ Tết miền Bắc (Hà Nội)
1. Bánh chưng.
2. Dưa hành.
3. Giò nạc, giò thủ.
4. Hành cuốn.
5. Nem.
6. Rau nộm.
7. Măng ninh lưỡi lợn.
8. Mọc nước.
Cơm 3 bát.
Mâm cỗ Tết của miền Trung (Huế)
1. Bánh chưng, bánh tét.
2. Dưa món củ kiệu.
3. Giò lụa.
4. Thịt đông.
5. Gỏi gà bóp rau răm.
6. Nem.
7. Măng ninh khô.
8. Canh miến.
9. Cá chiên hay ram.
Cơm 3 bát.
Mâm cỗ Tết của miền Nam (Sài Gòn)
1. Bánh tét.
2. Dưa giá củ kiệu.
3. Thịt heo luộc.
4. Thịt kho tàu.
5. Gỏi cuốn.
6. Nem.
7. Gỏi tôm thịt.
8. Măng tươi ninh.
9. Khổ qua nhồi thịt.
Cơm 3 chén.
Mâm cỗ Tết tiêu biểu của 3 miền:
Mâm cỗ Tết miền Bắc (Hà Nội)
1. Bánh chưng.
2. Dưa hành.
3. Giò nạc, giò thủ.
4. Hành cuốn.
5. Nem.
6. Rau nộm.
7. Măng ninh lưỡi lợn.
8. Mọc nước.
Cơm 3 bát.
Mâm cỗ Tết của miền Trung (Huế)
1. Bánh chưng, bánh tét.
2. Dưa món củ kiệu.
3. Giò lụa.
4. Thịt đông.
5. Gỏi gà bóp rau răm.
6. Nem.
7. Măng ninh khô.
8. Canh miến.
9. Cá chiên hay ram.
Cơm 3 bát.
Mâm cỗ Tết của miền Nam (Sài Gòn)
1. Bánh tét.
2. Dưa giá củ kiệu.
3. Thịt heo luộc.
4. Thịt kho tàu.
5. Gỏi cuốn.
6. Nem.
7. Gỏi tôm thịt.
8. Măng tươi ninh.
9. Khổ qua nhồi thịt.
Cơm 3 chén.
Theo TapChiLamDep.Com
Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011
Những tai biến thường gặp trong chỉnh răng
Chỉnh răng là một chuyên ngành nhằm xắp xếp lại răng, hàm. Nó không những tạo điều kiện thuận lợi để có hàm răng đều đặn khoẻ mạnh mà còn tạo lại sự hài hoà cân xứng của khuôn mặt.
Tuy nhiên nếu chỉnh răng không đúng có thể gây rất nhiều các vấn đề không tốt cho hàm răng cũng như cho thẩm mỹ. Trong đó, một số các tai nạn thường gặp trong chỉnh răng có thể kể đến là:
Nhổ răng nanh vĩnh viễn
Tuy nhiên nếu chỉnh răng không đúng có thể gây rất nhiều các vấn đề không tốt cho hàm răng cũng như cho thẩm mỹ. Trong đó, một số các tai nạn thường gặp trong chỉnh răng có thể kể đến là:
Nhổ răng nanh vĩnh viễn
Răng nanh là một răng rất quan trọng đối với thẩm mỹ cũng như chức năng mà không có răng nào có thể thay thế được. Khi răng nanh mọc lệch ngoài cung thì cần phải được nắn chỉnh để đưa vào đúng vị trí.
Một số trường hợp bệnh nhân yêu cầu nhổ răng khểnh hoặc nha sĩ chỉ định nhổ răng nanh mọc ngoài cung sẽ là sai lầm rất lớn làm ảnh hưởng đến nụ cười của bệnh nhân và có thể gây ảnh hưởng khớp cắn, khớp thái dương hàm sau này.
Chỉnh hình sai
Chỉ định điều trị sai có thể làm ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ sau này cũng như không thể có một thẩm mỹ như mong muốn.
Thế nhưng việc nắn chỉnh răng, sắp đều răng hai hàm cần phải có thời gian.
Một số trường hợp bệnh nhân yêu cầu nhổ răng khểnh hoặc nha sĩ chỉ định nhổ răng nanh mọc ngoài cung sẽ là sai lầm rất lớn làm ảnh hưởng đến nụ cười của bệnh nhân và có thể gây ảnh hưởng khớp cắn, khớp thái dương hàm sau này.
Chỉnh hình sai
Chỉ định điều trị sai có thể làm ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ sau này cũng như không thể có một thẩm mỹ như mong muốn.
Môi được nâng đỡ bởi răng và xương. Khi nắn chỉnh răng làm cho răng di chuyển đến vị trí mới có thể kéo theo sự thay đổi của khuôn mặt.
Tiêu xương ổ răng, chân răng
Sai khớp cắn
Do vậy hàm răng đều đặn được gọi là lý tưởng nếu nó mang lại sự cân đối của phần mềm mà thể hiện chính là vẻ đẹp của khuôn mặt.
Tiêu xương ổ răng, chân răng
Lực luôn được tạo ra trong quá trình nắn chỉnh răng để làm di chuyển răng, xương. Nếu dùng lực quá mạnh có thể làm tụt lợi tiêu xương ổ răng, tiêu chân răng dẫn tới giảm tuổi thọ răng.
Sai khớp cắn
Trên từng cung hàm, răng phải được xắp đều đặn nhưng nó phải có tương quan lồng múi tốt theo 3 chiều trong không gian hai hàm với nhau. Có như vậy bệnh nhân mới ăn nhai tốt.
Nếu sau điều trị chỉnh răng mà hai hàm răng không khít với nhau hay nói một cách khác, khớp cắn không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn nữa, nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống nhai, khớp thái dương và hàm gây đau đớn khó chịu sau này.
Mất răng
Nếu sau điều trị chỉnh răng mà hai hàm răng không khít với nhau hay nói một cách khác, khớp cắn không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn nữa, nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống nhai, khớp thái dương và hàm gây đau đớn khó chịu sau này.
Mất răng
Một số trường hợp hiểu biết của nha sĩ kém, thậm trí các y tá trợ thủ không có chuyên môn cũng tham gia điều trị cho bệnh nhân. Sau một thời gian chỉnh răng, có thể làm cho răng lung lay và hậu quả là phải nhổ răng vĩnh viễn.
Nhu cầu chỉnh răng là chính đáng nhưng chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn cơ sở, bác sĩ chữa trị cho đảm bảo, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bởi đối với cơ thể con người nói chung và hàm răng nói riêng thì khó có thể làm lại được như ban đầu nếu bị điều trị sai.
(Theo Vietnamnet.vn)
Medelab
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)